Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, với sự đầu tư từ dự án The Grand Sentosa, tiềm năng của Nhà Bè rất lớn, dự kiến sẽ phát triển lên thẳng thành phố thuộc TPHCM thay vì lên quận.

The Grand Sentosa – Huyện Nhà Bè là nơi có nhiều lợi thế về du lịch nghỉ dưỡng sinh thái. Nhờ những loại thế về thiên nhiên, cơ sở hạ tầng,… nên huyện Nhà Bè là một địa điểm chứa tiềm năng rất lớn, hứa hẹn sẽ trở thành một thành phố vệ tinh của TPHCM trong tương lai. Dưới đây là các lợi thế nổi bật minh chứng cho điều này.

Huyện Nhà Bè có tiềm năng lớn trong việc phát triển lên thành phố trực thuộc TPHCM thay vì lên quận.

Phát triển “sầm uất” và là đô thị vệ tinh của TPHCM

Ngày 30/6/2022, UBND huyện Nhà Bè đã phối hợp cùng với với Viện Nghiên cứu phát triển TP. Hồ Chí Minh nhằm tổ chức buổi Hội thảo khoa học tiềm năng và triển vọng phát triển của huyện Nhà Bè để trở thành đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh.

Theo TS Trương Minh Huy Vũ, Đại học Quốc gia TPHCM thì Nhà Bè là huyện ngoại thành ở phía Nam TPHCM, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, tiếp giáp với quận 7, huyện Bình Chánh, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An), huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai). Tại đây có tổng diện tích >10.000 ha với hơn 200.000 người dân sinh sống và làm việc và được coi là cửa ngõ ra biển của tàu bè trong TPHCM.

Huyện Nhà Bè là nơi tiếp giáp với khu đô thị sầm uất quận 7 và các huyện thuộc tỉnh lân cận.
Huyện Nhà Bè được định hình sẽ trở thành một phần của Khu đô thị sinh thái dựa trên vành đai sông Sài Gòn, hướng ra biển và một vệ tinh phía Nam TP. Hồ Chí Minh.

Các lợi thế nổi bật để “lên đời” cho huyện Nhà Bè

Theo TS. Trương Minh Huy Vũ của Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh nói rằng: “Huyện Nhà Bè cần được định hình để trở thành một phần của Khu đô thị thông minh sinh thái dựa vào vành đai sông vững chắc, hướng biển và các vệ tinh phát triển phía Nam thành phố. Bên cạnh đó, huyện còn gắn liền với không gian phát triển là quận 7”.

Do đó, trong thời gian tới, huyện Nhà Bè cần phải phát triển hệ thống giao thông đường thuỷ để có thể kết nối với quận 1 qua bến sông Bạch Đằng cũng như tận dụng lợi thế của quận 7 – nơi tập trung nhiều công ty công nghệ của Việt Nam, để thúc đẩy nền không gian số, kinh tế số.

Lợi thế về địa lý cũng như hạ tầng, khu công nghiệp tại huyện Nhà Bè

Tương tự ý kiến của ông Vũ, ông Phan Chánh Dưỡng – giảng viên Trường Đại học Fulbright cho rằng huyện Nhà Bè cũng sẽ thành công trở thành một đô thị vệ tinh của TP. Hồ Chí Minh với sự phát triển mạnh về nhiều lĩnh vực khác nhau.

Ông Dưỡng cũng nhấn mạnh vấn đề đừng ngại huyện Nhà Bè là vùng đất ngập mặn, bởi khu chế xuất Tân Thuận cũng được xây dựng từ một vùng đất ngập mặn nhưng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho thành phố cũng như cả nước.

Những ưu thế của huyện Nhà Bè trong việc xây dựng thành một khu đô thị vệ tinh của TPHCM bao gồm:

  • Khu chế xuất Tân Thuận
  • Tuyến đường Bắc Nhà Bè – Nam Bình Chánh (thuộc đại lộ Nguyễn Văn Linh)
  • Khu đô thị mới tại Nam TP. HCM (Nam Sài Gòn)
  • Khu công nghiệp Hiệp Phước
  • Chương trình nạo vét lòng sông Soài Rạp
  • Dự án xây dựng Trục lộ Bắc Nam
  • Cảng Hiệp Phước Nhà Bè
  • Tuyến cao tốc từ Bến Lức (tỉnh Long An) – Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai).

Huyện Nhà Bè cần chuẩn bị những gì để “lên thẳng” thành phố

Theo PGS. TS Trần Hoàng Ngân, hiện đang là Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển TP. HCM cho rằng: huyện Nhà Bè có nhiều lợi thế địa lý, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát triển huyện Nhà Bè lên thành thành phố vệ tinh của TPHCM thay vì chuyển lên quận.

Để làm được điều đó cần phải có cơ sở pháp lý để phát huy tối ưu hết tiềm năng và lợi thế của huyện Nhà Bè. Cũng như TP. Thủ Đức, huyện Nhà Bè sẽ cần chuẩn bị những điều kiện tiên quyết nhất định để trở thành một đô thị vệ tinh trong tương lai.

Một số vấn đề cần quan tâm, phát triển tại huyện Nhà Bè như: cơ sở hạ tầng kết nối, nhân sự theo hướng kinh tế số,…

Bên cạnh đó, huyện cần tăng dự án đầu tư, nhất là đầu tư về cơ sở hạ tầng kết nối. Huyện Nhà Bè cần có thể chế phân các cấp bậc ủy quyền cho sự phát triển của thành phố đô thị vệ tinh. Ngoài ra, các lãnh đạo chính quyền cũng cần chú trọng đến phát triển nhân sự theo hướng kinh tế số, xã hội số cũng như chính quyền số.

Các thách thức của huyện Nhà Bè trong quá trình đi lên thành phố

Đồng tình với quan điểm trên, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) – ông Lê Hoàng Châu đề xuất rằng: Huyện Nhà Bè nên trở thành thành phố Nhà Bè chứ không phải quận Nhà Bè. Trong tương lai, thành phố Nhà Bè nên bao gồm cả không gian của quận 7 và huyện Nhà Bè hiện tại.

Bên cạnh đó, ông cũng chỉ ra một số thách thức mà huyện đang phải đối mặt. Đó là các vấn đề về biến đổi khí hậu, nền địa chất yếu, dễ bị ngập nước, sạt lở, thiếu nước ngọt,… Chính vì thế, để phát triển huyện Nhà Bè trong thời gian tới thì cần phải tháo gỡ nhiều nút thắt đang tồn tại, đặc biệt là hệ thống hạ tầng giao thông.

Vấn đề hệ thống giao thông đông đúc đang cần được giải quyết tại huyện Nhà Bè

Hệ thống hạ tầng giao thông nơi đây đang là trở ngại lớn trong quá trình phát triển đi lên thành phố của địa phương. Ba trục đường Bắc – Nam đi ngang qua huyện Nhà Bè bao gồm trục đường Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Tất Thành và Lê Văn Lương đều đang bị quá tải. Nếu huyện giải quyết vấn đề giao thông này thì sẽ phát triển dễ dàng hơn.

Ngoài ra, 5 huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh là Củ Chi, Cần Giờ, Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn đang đặt mục tiêu phát triển lên thành phố vào năm 2030. Theo kế hoạch, Sở Nội vụ sẽ hoàn thành Đề án đầu tư xây dựng các huyện thành quận trong giai đoạn 2021 – 2030 để trình lên UBND TP. HCM trước ngày 30/9. Sau đó, UBND TP. HCM sẽ ra quyết định địa phương nào lên quận hoặc thành phố.

Qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã nắm bắt được những thông tin hữu ích về lý do vì sao huyện Nhà Bè nên phát triển lên thành phố thuộc TP. HCM thay vì lên quận. Nếu bạn cần biết thêm thông tin về các dự án đầu tư thì hãy liên hệ với The Grand Sentosa qua website: thegrandsentosavn.com hoặc hotline: 0909.099.489 để được chuyên viên tư vấn chi tiết, đầy đủ và tận tâm.

Xem thêm:

Rate this post